Bạn đã nghe mọi người đồn thổi cả một tá những câu chuyện khủng khiếp về việc đi gặp bác sĩ giới tính (BSGT) hay còn gọi ngôn ngữ chuyên môn là bác sĩ phụ khoa. Nhưng tất cả chỉ là một kịch bản kinh dị được tưởng tượng và phóng đại lên quá nhiều mà thôi. Câu chuyện thực sự dễ chịu hơn nhiều.
Đầu tiên bạn sẽ có cuộc trò chuyện cởi mở với bác sĩ. Bác sĩ phụ khoa sẽ hỏi bạn những câu hỏi khá phổ biến về kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn quan tâm về chữ X thứ ba thì bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn cả về vấn đề sinh baby theo kế hoạch nữa. Và BSGT cũng muốn nghe những câu hỏi của bạn. Tốt nhất là bạn nên lên một danh sách câu hỏi cụ thể để không phải nhớ cái này, quên cái kia. Đừng quên mua một quyển sổ khám bệnh để bác sĩ ghi chép lại những biểu hiện sinh lý/bệnh lý cùng kết quả xét nghiệm và đơn thuốc (nếu có) của bạn nhé! Chúng rất có ích cho bạn đấy.
Thời gian: 5-10 phút
Bước 2. Kiểm tra “núi đôi”: BSGT sẽ kiểm tra núi đôi của bạn xem có khối u nào không. Và BSGT sẽ chỉ cho bạn cách tự kiểm tra núi đôi ở nhà nữa.
Thời gian: 30 giây
Bước 3. Bài test cho tam giác giới tính của bạn: Bạn sẽ nằm xuống và để chân giống như đang ngồi trên yên ngựa. BSGT sẽ đưa một cái kính như kính viễn vọng thu nhỏ vào để kiểm tra “chất dịch” trong tam giác giới tính. Sau đó BSGT sẽ dùng một miếng gạc để lấy mẫu thử đem đi xét nghiệm để kiểm tra có gì bất thường không.
Thời gian: 30 giây
Bước 4. Siêu âm: Bạn sẽ được chỉ định uống thật nhiều nước, đợi đến khi bụng căng tức muốn đi vệ sinh là lúc bạn đủ điều kiện để siêu âm. Bác sĩ sẽ đặt lên bụng bạn một chiếc máy siêu âm sau khi đã bôi lên bụng bạn một thuốc tiếp xúc để kiểm tra tử cung, hai bên phần phụ và buồng trứng của bạn.
Thời gian: 1 phút
Bạn có biêt? Các chuyên gia về sức khỏe giới tính đều khuyên bạn nên tới gặp BSGT lần đầu tiên vào lúc bạn 15 tuổi hoặc khi bạn bắt đầu thấy “hứng thú” về chữ X thứ ba. Kể từ đó bạn nên thường xuyên có những kiểm tra định kỳ. Tất cả những xét nghiệm phụ khoa đó là cần thiết để bạn biết mình vẫn là một cô gái khỏe mạnh hay đã có những vấn đề bệnh lý tiềm ẩn để từ đó bác sĩ có những trị liệu kịp thời cho bạn.
Kịch bản kinh dị vs Sự thật
Có hàng tá những câu chuyện được dựng lên về BSGT. May mắn thay, tất cả đều là bịa đặt. Đây mới là sự thật bạn cần biết.
Người ta nói: “BSGT sẽ đưa một cái ống nhỏ bằng kim loại vào cổ tử cung của bạn và sẽ làm bạn đau đến mức phải khóc tutu!”
Sự thật là: Cái ống kim loại nhỏ ấy được gọi là chiếc “mỏ vịt”. Khi BSGT đưa vật này vào tam giác giới tính của bạn, bạn sẽ có cảm giác kỳ kỳ, thậm chí là hơi lạnh một chút, nhưng đảm bảo 100% là không đau tẹo nào. Nếu muốn bạn có thể đề nghị BSGT sử dụng cái nhỏ nhất mà cô ấy có.
Người ta nói: “Tôi luôn tự ti về cơ thể mình. Và nếu phải làm chuyện này tôi sẽ xấu hổ chết mất!”
Thế nhưng: BSGT thông thường sẽ phải khám hơn 100 tam giác giới tính một tuần. Chính vì thế bạn có thấy xấu hổ hay ngượng nghịu cũng là điều không cần thiết chút nào.
Người ta nói: “BSGT sẽ “mách lại” với mẹ bạn rằng bạn đã “mất” rồi! Còn gì tệ hơn điều đó!”
Thế nhưng: Hãy yên tâm rằng những gì bạn nói với BSGT sẽ chỉ có hai người biết thôi. BSGT không có quyền nói với cha mẹ bạn về những gì bạn kể với họ, trừ phi có sự đồng ý của bạn. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Như nếu bạn nói với BSGT rằng bạn đang có ý định tự tử, hay đang bị lạm dụng thì vấn đề trầm trọng rồi đây. Bạn không nên ngại ngùng nói thật với BSGT vì họ ở đây là để giúp bạn, chứ không phải để hù doạ bạn đâu!
Người ta nói: “Việc gì phải đi gặp BSGT, tôi chưa có hứng thú với chữ X thứ 3!”
Thế nhưng: Dù bạn chưa có ý định gật đầu với chữ X thứ ba, bạn vẫn phải đi gặp BSGT để chắc chắn rằng bộ máy sinh sản của bạn hoạt động bình thường và “ngày ấy” của bạn vẫn đều đặn. Hơn thế, BSGT sẽ tư vấn thêm cho bạn về những STDs và những vấn đề liên quan đến chữ X thứ ba mà bạn cần phải biết.
Người ta nói: “Tôi vẫn “còn”. Lỡ BSGT đưa một vật gì đó vào tam giác giới tính của tôi khiến tôi không “còn” nữa thì sao!”
Thế nhưng: Một vài người cho là vậy. Nhưng đừng quên tam giác giới tính của bạn từ lúc bạn bắt đầu dậy thì có thể đã bị “rách” do các hoạt động thể thao rồi. Nếu bạn vẫn “còn”, thì đừng nên lo lắng vì chính bác sĩ sẽ nói không với chiếc mỏ vịt kia thôi. Bạn chỉ thực sự chắc chắn “mất” sau có chữ X thứ ba mà thôi!Yên tâm chưa nào.
Đầu tiên bạn sẽ có cuộc trò chuyện cởi mở với bác sĩ. Bác sĩ phụ khoa sẽ hỏi bạn những câu hỏi khá phổ biến về kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn quan tâm về chữ X thứ ba thì bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn cả về vấn đề sinh baby theo kế hoạch nữa. Và BSGT cũng muốn nghe những câu hỏi của bạn. Tốt nhất là bạn nên lên một danh sách câu hỏi cụ thể để không phải nhớ cái này, quên cái kia. Đừng quên mua một quyển sổ khám bệnh để bác sĩ ghi chép lại những biểu hiện sinh lý/bệnh lý cùng kết quả xét nghiệm và đơn thuốc (nếu có) của bạn nhé! Chúng rất có ích cho bạn đấy.
Thời gian: 5-10 phút
Bước 2. Kiểm tra “núi đôi”: BSGT sẽ kiểm tra núi đôi của bạn xem có khối u nào không. Và BSGT sẽ chỉ cho bạn cách tự kiểm tra núi đôi ở nhà nữa.
Thời gian: 30 giây
Bước 3. Bài test cho tam giác giới tính của bạn: Bạn sẽ nằm xuống và để chân giống như đang ngồi trên yên ngựa. BSGT sẽ đưa một cái kính như kính viễn vọng thu nhỏ vào để kiểm tra “chất dịch” trong tam giác giới tính. Sau đó BSGT sẽ dùng một miếng gạc để lấy mẫu thử đem đi xét nghiệm để kiểm tra có gì bất thường không.
Thời gian: 30 giây
Bước 4. Siêu âm: Bạn sẽ được chỉ định uống thật nhiều nước, đợi đến khi bụng căng tức muốn đi vệ sinh là lúc bạn đủ điều kiện để siêu âm. Bác sĩ sẽ đặt lên bụng bạn một chiếc máy siêu âm sau khi đã bôi lên bụng bạn một thuốc tiếp xúc để kiểm tra tử cung, hai bên phần phụ và buồng trứng của bạn.
Thời gian: 1 phút
Bạn có biêt? Các chuyên gia về sức khỏe giới tính đều khuyên bạn nên tới gặp BSGT lần đầu tiên vào lúc bạn 15 tuổi hoặc khi bạn bắt đầu thấy “hứng thú” về chữ X thứ ba. Kể từ đó bạn nên thường xuyên có những kiểm tra định kỳ. Tất cả những xét nghiệm phụ khoa đó là cần thiết để bạn biết mình vẫn là một cô gái khỏe mạnh hay đã có những vấn đề bệnh lý tiềm ẩn để từ đó bác sĩ có những trị liệu kịp thời cho bạn.
Kịch bản kinh dị vs Sự thật
Có hàng tá những câu chuyện được dựng lên về BSGT. May mắn thay, tất cả đều là bịa đặt. Đây mới là sự thật bạn cần biết.
Người ta nói: “BSGT sẽ đưa một cái ống nhỏ bằng kim loại vào cổ tử cung của bạn và sẽ làm bạn đau đến mức phải khóc tutu!”
Sự thật là: Cái ống kim loại nhỏ ấy được gọi là chiếc “mỏ vịt”. Khi BSGT đưa vật này vào tam giác giới tính của bạn, bạn sẽ có cảm giác kỳ kỳ, thậm chí là hơi lạnh một chút, nhưng đảm bảo 100% là không đau tẹo nào. Nếu muốn bạn có thể đề nghị BSGT sử dụng cái nhỏ nhất mà cô ấy có.
Người ta nói: “Tôi luôn tự ti về cơ thể mình. Và nếu phải làm chuyện này tôi sẽ xấu hổ chết mất!”
Thế nhưng: BSGT thông thường sẽ phải khám hơn 100 tam giác giới tính một tuần. Chính vì thế bạn có thấy xấu hổ hay ngượng nghịu cũng là điều không cần thiết chút nào.
Người ta nói: “BSGT sẽ “mách lại” với mẹ bạn rằng bạn đã “mất” rồi! Còn gì tệ hơn điều đó!”
Thế nhưng: Hãy yên tâm rằng những gì bạn nói với BSGT sẽ chỉ có hai người biết thôi. BSGT không có quyền nói với cha mẹ bạn về những gì bạn kể với họ, trừ phi có sự đồng ý của bạn. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Như nếu bạn nói với BSGT rằng bạn đang có ý định tự tử, hay đang bị lạm dụng thì vấn đề trầm trọng rồi đây. Bạn không nên ngại ngùng nói thật với BSGT vì họ ở đây là để giúp bạn, chứ không phải để hù doạ bạn đâu!
Người ta nói: “Việc gì phải đi gặp BSGT, tôi chưa có hứng thú với chữ X thứ 3!”
Thế nhưng: Dù bạn chưa có ý định gật đầu với chữ X thứ ba, bạn vẫn phải đi gặp BSGT để chắc chắn rằng bộ máy sinh sản của bạn hoạt động bình thường và “ngày ấy” của bạn vẫn đều đặn. Hơn thế, BSGT sẽ tư vấn thêm cho bạn về những STDs và những vấn đề liên quan đến chữ X thứ ba mà bạn cần phải biết.
Người ta nói: “Tôi vẫn “còn”. Lỡ BSGT đưa một vật gì đó vào tam giác giới tính của tôi khiến tôi không “còn” nữa thì sao!”
Thế nhưng: Một vài người cho là vậy. Nhưng đừng quên tam giác giới tính của bạn từ lúc bạn bắt đầu dậy thì có thể đã bị “rách” do các hoạt động thể thao rồi. Nếu bạn vẫn “còn”, thì đừng nên lo lắng vì chính bác sĩ sẽ nói không với chiếc mỏ vịt kia thôi. Bạn chỉ thực sự chắc chắn “mất” sau có chữ X thứ ba mà thôi!Yên tâm chưa nào.